Các cầu thủ bóng đá trong thời đại truyền hình phủ sóng là những cỗ máy in tiền. Tiền lương một tuần của họ bằng lương mấy năm của người bình thường. Nhưng ngày càng có nhiều người phá sản.
Chỉ mới tháng trước, cựu tuyển thủ Anh Trevor Sinclair bị tuyên bố phá sản sau khi “chôn vùi đầu vào cát” trước khoản nợ thuế 36.000 bảng. Không lâu sau đó, một cựu tuyển thủ khác là Shaun Wright-Phillips cũng bị HMRC kiện phá sản tại Tòa án Tối cao London. Đại diện của Wright-Phillips nói với The Telegraph rằng anh hoàn toàn không hay biết về việc này và hứa sẽ “phản đối quyết liệt”.
Các cựu tuyển thủ Anh như David James, Wes Brown và Lee Hendrie đều đã từng tuyên bố phá sản dù từng đạt đến đỉnh cao sự nghiệp. Cơ quan thuế vụ Anh (HMRC) cũng từng đệ đơn yêu cầu phá sản đối với Emile Heskey, cựu tiền đạo Liverpool và đội tuyển Anh, do khoản nợ thuế chưa thanh toán trị giá 1,6 triệu bảng vào năm ngoái. Và họ chỉ là những ví dụ gần đây.
Jermaine Pennant, Celestine Babayaro, Chris Sutton, Asamoah Gyan và Royston Drenthe đều từng có sự nghiệp đỉnh cao nhưng cuối cùng lại hết sạch tiền khi về hưu. Xa hơn nữa, Diego Maradona và Ronaldinho, hai trong số những huyền thoại vĩ đại nhất lịch sử bóng đá, cũng rơi vào cảnh khốn đốn khi ánh đèn sân cỏ tắt hẳn.
Mỗi cầu thủ trong hoàn cảnh như vậy đều có một câu chuyện riêng, nhưng thường có những điểm chung: các khoản đầu tư sai lầm, những cuộc ly hôn tốn kém hoặc lối sống xa hoa vượt quá kiểm soát. Nhưng tại sao nhiều người lại mắc phải những sai lầm tài chính này, và bóng đá có thể làm gì để ngăn điều này xảy ra thường xuyên?
Giáo dục tài chính: Thiếu vắng trong học viện trẻ
Đội hình tuyển Anh vô địch U17 World Cup tại Ấn Độ năm 2017 sau này rất rực rỡ. Ngoài ngôi sao tấn công Phil Foden — người ghi hai bàn giúp Anh thắng 5-2 trước Tây Ban Nha ở chung kết — đội hình đó còn có Marc Guehi, Jadon Sancho, Emile Smith Rowe, Conor Gallagher, Angel Gomes, Morgan Gibbs-White và Callum Hudson-Odoi. Tất cả đều có sự nghiệp tiếp theo thành công ở các mức độ khác nhau.
Ít được chú ý hơn, nhưng không kém phần quan trọng cho thành công của đội, là Curtis Anderson. Anderson là thủ môn của Anh bắt chính 6 trên tổng số 7 trận tại giải đấu đó, khi anh còn đang trong học viện Manchester City. Anderson từ bỏ bóng đá chuyên nghiệp vào năm 2022, ở tuổi 22, sau khi kết thúc hợp đồng hai năm với CLB EFL Wycombe Wanderers, nơi anh chưa từng ra sân cho đội một và hai lần được cho mượn sang các CLB ngoài hệ thống giải chuyên nghiệp.
Trước đó, anh không thể cạnh tranh suất ở Man City — CLB mà anh gia nhập từ đội bóng láng giềng Blackpool khi còn là học viên với mức phí 15.000 bảng. Cộng thêm với niềm đam mê dần phai nhạt khiến Anderson quyết định theo học bằng cấp kỹ thuật viên lập kế hoạch tài chính.

Anderson, giờ 24 tuổi và là Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính Thể thao tại Markland Hill Wealth. Từ những chiêm nghiệm, Anderson khẳng định: “CLB không thể đưa ra lời khuyên tài chính. Về mặt giáo dục, các cầu thủ trẻ nhận được rất ít hỗ trợ. Chúng tôi từng có những buổi nói chuyện khi 16, 17 tuổi về tầm quan trọng của việc cẩn trọng với cờ bạc, rượu bia, và những thứ tương tự. Có thể tôi nhớ sai, nhưng tôi không nhớ ai từng đến nói chuyện về tài chính.
Kiến thức duy nhất tôi nhận được từ trong CLB là vài lời nhỏ nhẹ từ HLV thủ môn. Đó không phải lời tư vấn tài chính, chỉ là lời nhắc nhở nên tiết kiệm một chút và cẩn thận. Ông ấy như một người cha, cố gắng quan tâm đến bạn. Nhưng đó không phải là từ CLB. Đây là chủ đề nhạy cảm”.
Anderson hiện đã đến thăm nhiều CLB tại Premier League và EFL trong vai trò mới của mình và thường thấy các cầu thủ không biết nên làm gì với khối tài sản khổng lồ của họ. Tiền lương được tiêu vào xe hơi xịn, biệt thự lớn và đồng hồ đắt tiền, nhưng kế hoạch thì không phải lúc nào cũng dài hạn.
Anderson kể: “Nhiều cầu thủ tìm đến chúng tôi thường là những người lớn tuổi hơn. Giả sử họ 28, 29 tuổi, biết rằng mình cần phải hành động. Nhưng họ đã có thể dễ dàng hơn rất nhiều nếu bắt đầu từ năm 21. Tôi từng đến gặp các CLB và học viên trẻ, và tôi không ép buộc hay bảo họ phải làm gì. Tôi chỉ luôn nói: hãy nghĩ về việc xây dựng những thói quen tốt ngay từ bây giờ. Bạn có thể quen với một lối sống, và chẳng bao giờ nghĩ nó sẽ kết thúc. Đó chính là điều tôi đang chứng kiến. Ngay cả ở Premier League. Tôi cố gắng truyền tải những khái niệm đơn giản, nhưng thật sự khó vì họ chưa từng phải suy nghĩ về điều đó”.
Lời kể từ những người trong cuộc
Soufyan Daafi có thể kể một câu chuyện tương tự như Anderson. Hai mươi năm trước, Daafi từng là học viên tại học viện Ajax (Hà Lan), cho đến năm 16 tuổi, nơi anh chơi cùng người bạn thân Kenneth Vermeer – thủ môn sau này trở thành tuyển thủ Hà Lan. Cùng nhau, họ sáng lập ra Sport Legacy cách đây 8 năm và hiện đang quản lý lợi ích cho hơn 100 vận động viên quốc tế.
Daafi nói: “Giáo dục là bước đầu tiên. Nhiều cầu thủ có một lối sống nhất quán, nhưng khi lương bóng đá ngừng chảy, mà họ vẫn phải trả tiền thế chấp nhà và chu cấp cho gia đình, thì khoảng trống tài chính sẽ xuất hiện.
Cũng có những người trong ngành lợi dụng cầu thủ. Người ta từng nói với tôi đừng khởi nghiệp vì cầu thủ thì ngu ngốc, họ tiêu hết tiền. Tôi muốn chứng minh điều ngược lại. Tôi muốn giảm thiểu số lượng cầu thủ phá sản. Mục tiêu của tôi là thay đổi nhận thức bằng cách tiếp cận từ cấp độ trẻ, cung cấp kiến thức”.
Cả Anderson lẫn Daafi đều không phản đối việc khách hàng của họ tiêu tiền, nhưng cả hai nhấn mạnh nhu cầu cân bằng. Việc mua một chiếc xe đắt tiền là điều gần như chắc chắn với mức thu nhập khổng lồ từ hợp đồng Premier League. Cũng như quần áo thiết kế và kỳ nghỉ xa hoa.

Ryan Babel, cựu tiền vệ Liverpool và Hà Lan, hiểu rõ điều này. Babel, hiện là đại sứ thương hiệu cho Sport Legacy tại Dubai, nói: “Tôi cũng từng tiêu xài thoải mái. Tôi nhớ đã mua một chiếc Bentley khi 21 tuổi và Rolls-Royce khi 25 tuổi, nhưng nhìn chung tôi không thực sự tiêu quá nhiều vào xe“.
“Chủ yếu là lối sống. Đi nghỉ, thuê biệt thự đắt đỏ, tiêu tiền khi ra ngoài. Những thứ thông thường. Tôi cũng nhớ mình từng chi trả mọi thứ cho cả nhóm bạn – mọi thứ. Một lần, tôi phải đứng ra nói ‘không phải ngày nào cũng là lễ Giáng sinh’. Bạn trưởng thành hơn và hiểu rằng điều đó không bền vững”.
Babel cho rằng cha mẹ anh là người “dạy anh giá trị của đồng tiền” khi còn nhỏ. Cựu danh thủ Hà Lan nói: “Trò chơi (bóng đá) không cung cấp cho bạn kiến thức nào cả. Việc quản lý tài chính là trách nhiệm của chính bạn. Bạn thường không học xong phổ thông vì bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp quá sớm, nên không hoàn thành chương trình học và không biết cách xử lý một khoản tiền lớn. Đó là lúc mọi chuyện bắt đầu sai lệch.
Một số cầu thủ giống như những cỗ máy ATM di động, và những người xung quanh đều biết điều đó. Họ muốn tận hưởng chuyến tàu càng lâu càng tốt. Điều đó thật đáng tiếc, nhưng xuất phát từ mong muốn giúp đỡ người khác và được công nhận. Nhưng thực tế buồn là khi tiền hết, bạn sẽ thấy những người xung quanh biến mất. Chúng tôi biết rất nhiều câu chuyện như vậy. Bạn thấy cả vòng vây biến mất. Thật buồn”.
=>Xem thêm:
- Kèo 3/4 Là Gì? Bí Quyết Chơi Kèo 3/4 Thắng Lớn
- Kèo 1/4 là gì? Hướng dẫn cách đọc hiểu và đặt kèo
Nguồn tin: Bongdako
Bài viết liên quan
Không có bài viết liên quan.