Số áo về lý thuyết chỉ là cách để phân biệt cầu thủ trên sân một cách dễ dàng. Thế nhưng trên thực tế thì nó rất quan trọng để xác định vị trí, vai trò và cả quyền lực của cầu thủ.
Với trật tự hiện nay ở Manchester United, có lẽ nên hỏi Matheus Cunha hoặc Marcus Rashford về tầm quan trọng của số áo. Tuần trước, áo sân nhà mới màu đỏ của United chính thức được mở bán, và Cunha đã lấy số 10 từ Rashford. Bạn có thể sở hữu một chiếc nếu sẵn sàng trả 85 bảng (115 USD), cộng thêm 20 bảng nữa để in tên Cunha, số áo và logo Premier League lên đó.
Ban lãnh đạo CLB rất quan tâm đến số áo
United đã chuẩn bị trước tinh thần cho việc Rashford mất áo số 10, nhằm tránh những bài báo giật gân kiểu “phẫn nộ” từ người hâm mộ — những người từng bỏ số tiền không nhỏ để mua áo “Rashford 10”, rồi phát hiện anh không còn mang số đó. Ngoại trừ Cristiano Ronaldo, Rashford là cầu thủ bán áo chạy nhất thập kỷ qua, vượt qua ranh giới thế hệ trong cộng đồng người hâm mộ — cho đến khi phong độ anh sa sút.
Người hâm mộ trẻ thường chọn cầu thủ tấn công trẻ (mùa trước có thể kể đến Alejandro Garnacho hay Amad), còn fan lớn tuổi hơn có xu hướng chọn Bruno Fernandes. Rashford, một người con của Manchester và là CĐV cả đời của United, từng làm hài lòng tất cả. Việc mất số 10 vào tay Cunha là tín hiệu rõ ràng rằng anh không còn nằm trong kế hoạch của HLV Ruben Amorim.
Việc in số và tên cầu thủ lên áo đấu của CĐV là hiện tượng tương đối mới — nhưng cũng rất sinh lợi — và không CLB nào khai thác điều đó tốt hơn United. Dù đội bóng sa sút, mảng hàng hóa vẫn đạt kết quả ấn tượng. Cho đến giờ, chưa có mẫu áo nào bán chạy bằng “Ronaldo 7” khi anh tái xuất vào tháng 8 năm 2021, thậm chí còn cháy hàng nhanh hơn lần đầu CR7 đến CLB (2003–2009). Bốn năm trước, hàng dài CĐV xếp hàng trước Megastore ở Old Trafford, kéo dài xuống tận gần khách sạn Hotel Football để mua áo anh. Người ta phải mang thêm giá treo áo mới ra sàn vì áo Ronaldo treo trên tường không còn đủ. Chuyện này chưa từng xảy ra kể từ khi Megastore khai trương 30 năm trước.

Ban lãnh đạo United hiểu rõ tầm quan trọng của việc “ra tay khi bàn in còn nóng” — đặc biệt là Ed Woodward, khi đó là giám đốc điều hành. Chính Ed Woodward là người đã thuyết phục nhà Glazer rằng con số sẽ sinh lời nếu họ ký với Ronaldo lần nữa. Việc trên thế giới tồn tại khái niệm “áo của người hùng” — một mẫu áo gắn liền với tên cầu thủ — phần lớn là nhờ United thực hiện ý tưởng này thành công từ những năm 1990.
Số 7 đã trở thành biểu tượng của United (CLB thậm chí đăng ký thương hiệu “No 7 at Old Trafford” vào năm 2017), với những tên tuổi như George Best, Bryan Robson, Eric Cantona và David Beckham từng mặc nó trước khi Ronaldo đến. Người ta thường coi đó là số áo của cầu thủ cánh hoặc tiền đạo, dù thực tế Best mặc áo số 11 nhiều hơn số 7, còn Robson là tiền vệ trung tâm (ông chưa từng mặc số 7 ở Premier League, do bị “giáng” xuống số 12 vào năm 1992). Không phải ai cũng tự hào với số 7 như vậy. Antonio Valencia cảm thấy áp lực khi khoác áo số 7 và sau một mùa không nổi bật, anh xin quay về với số 25 quen thuộc.
Nhìn chung, tiền đạo là nhóm cầu thủ bán áo chạy nhất — nhưng vẫn có ngoại lệ như Beckham là ví dụ điển hình. Hay trong năm 2001, áo in tên Juan Sebastian Veron còn bán chạy hơn cả Ruud van Nistelrooy, dù họ cùng gia nhập CLB. Veron được quảng bá là bản hợp đồng đẳng cấp thế giới đầu tiên của United đang ở đỉnh cao phong độ, và sự hào hứng đó phản ánh qua doanh số — dù sau đó ông không thi đấu như kỳ vọng. Không ngạc nhiên khi doanh số áo đấu thường lên xuống theo phong độ cầu thủ.
Cầu thủ có người coi số áo là tên tuổi, có người lại dửng dưng
Trước đây, cầu thủ có thể mặc đủ loại số, đặc biệt nếu họ chơi nhiều vị trí. “Từng ra sân với mọi số áo” thậm chí có thời từng là một điều đáng tự hào. Việc in tên và số lên áo mới xuất hiện từ mùa 1993–94, một năm sau khi Premier League ra đời. United bắt đầu cung cấp dịch vụ in tên và số khi Premier League chuyển sang dùng số áo cố định cho từng cầu thủ.
Từ đó, cầu thủ bắt đầu để mắt đến số áo ưa thích. Việc được cấp số áo đã là cột mốc lớn với một cầu thủ trẻ — và số áo thường thấp dần khi họ tiến bộ trong sự nghiệp. Yếu tố cái tôi cũng có. Khi Zlatan Ibrahimovic từng bị chấn thương, anh nhận áo số 10 sau khi Romelu Lukaku xin số 9. Ibrahimovic đồng ý và nói vui rằng mình đã “nâng cấp” số áo. Xét đến việc các huyền thoại như Ferenc Puskas, Pele, Maradona, Platini, Baggio, Bergkamp, Zidane, Ronaldinho và Messi từng mặc số 10, thì Ibra cũng có lý.
Chính Ibrahimovic, khi đến United lần đầu, nhận số 9, khiến Anthony Martial phải chuyển sang số 11. Sau khi Ibrahimovic và Lukaku rời CLB, Martial lại về lại số 9. Dù áo đấu vẫn bán chạy, United những năm gần đây thiếu hình tượng rõ ràng để “kéo fan”. Bruno Fernandes là lựa chọn hàng đầu. Lisandro Martinez từng tạo chút tiếng vang năm 2022 khi được xem là “chiến binh nhỏ con”. Kobbie Mainoo là niềm hy vọng lớn mùa trước và điều đó thể hiện qua doanh số — cho đến khi anh chấn thương.

Không thể phủ nhận, fan luôn gắn số áo với tên cầu thủ. Paul Scholes, Ashley Young, Fernandes và Casemiro từng mặc số 18. Roy Keane từng từ chối mặc số 7 và chọn số 16 — Michael Carrick cũng vậy. Sir Alex Ferguson kể lại: “Tôi nói với cậu ấy: ‘Tôi sẽ giao số 16 cho cậu’, và cậu ấy rất vui. Điều đó thể hiện sự dũng cảm, vì nhiều cầu thủ khá mê tín với mấy chuyện này, nhưng Carrick thì sẵn sàng và vui vẻ nhận số đó”.
Tuy nhiên, ký ức của Carrick có chút khác. “Tôi ngồi trong văn phòng HLV, hình như là ngày đầu tiên tôi đến, ông ấy hỏi: ‘Cậu muốn số mấy?’. Tôi nói: ‘Thật lòng, số nào cũng được’. Ông ấy bảo: ‘Vậy số 16 nhé?’. Tôi nói: ‘Không vấn đề gì’. Và đó là toàn bộ cuộc hội thoại. Thành thật mà nói, tôi chẳng quan tâm chút nào”.
Còn có những điều kỳ lạ khác. Sau khi Premier League áp dụng số áo cố định, United vẫn không dùng số cố định trong các trận châu Âu trong vài năm. Trận cuối cùng đội ra sân với số từ 1 đến 11 là trận thua Juventus mùa 1996–97.
Thậm chí từ đó, số áo ở châu Âu và trong nước cũng khác nhau: Phil Neville mặc số 12 ở giải quốc nội và số 28 ở châu Âu; Paul Scholes thì mặc 12 ở châu Âu và 18 tại Premier League. Có những người đúng là không quan tâm đến số áo mà chỉ để ý phong độ trên sân vì họ không để ý đến tiền kiếm được từ bán áo.
=>Xem thêm:
- Kèo Tài Xỉu là gì? Cách chơi thông minh cho tân thủ
- Kèo Phạt Góc Là Gì? Bí Kíp Chơi Kèo Phạt Góc Từ A-Z
Nguồn tin: Bongdako
Bài viết liên quan
Matheus Cunha – ‘Ngựa chứng’ hay ‘chiến mã’ tại Old Trafford?
Matheus Cunha là một cầu thủ đã chứng minh khả năng định đoạt trận đấu...